Nội dung

Tham vọng của HEINEKEN Việt Nam cùng 3 trụ cột Môi trường – Xã hội – Trách nhiệm: ‘Bền vững’, ‘phát triển’ phải luôn song hành

Có một câu chuyện đầy cảm hứng trên hành trình bền vững từ HEINEKEN Việt Nam.

Khởi đầu khiêm tốn với nhà máy tại Hóc Môn, nay là quận 12, HEINEKEN Việt Nam hiện có 6 nhà máy bia với hơn 3.500 nhân viên trên khắp đất nước. Phía doanh nghiệp, suốt hơn 30 năm qua, đã nỗ lực đóng góp cho nền kinh tế, môi trường & xã hội Việt Nam thông qua các chiến lược phát triển bền vững xuyên suốt.

Câu chuyện truyền cảm hứng đã thôi thúc tôi tìm đến văn phòng HEINEKEN Việt Nam và gặp anh Nguyễn Hữu Hoàng, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững tại HEINEKEN Việt Nam.

1. Net ZERO

Net Zero là một trong ba trụ cột chính trong chiến lược ‘Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn’ của HEINEKEN Việt Nam. Những năm qua, mục tiêu này được phía tập đoàn đặt ra và triển khai như thế nào?

Net Zero là một trong ba trụ cột trong lộ trình hướng đến tác động môi trường bằng “0” tại HEINEKEN Việt Nam, chung tay cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt mức thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

HEINEKEN Việt Nam đặt tham vọng đạt mức thải ròng bằng 0 trong sản xuất vào năm 2030 và trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2040. Trong năm 2022, doanh nghiệp cũng đã sử dụng 96% năng lượng tái tạo trong sản xuất, góp phần giảm đến 87% lượng phát thải CO2 so với năm 2018.

Vai trò của năng lượng tái tạo trong tham vọng đạt phát thải ròng bằng “0” của HEINEKEN Việt Nam ra sao?

Em biết đấy, để sản xuất bia, cần sử dụng 2 loại năng lượng: Thứ nhất là nhiệt năng chủ yếu cho khâu nấu bia, thứ hai là điện năng cho khâu lên men, làm lạnh và khâu đóng gói sản phẩm.

Về phần nhiệt năng, hiện tại, toàn bộ 6/6 nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam đều đang sử dụng nhiệt năng tái tạo từ sinh khối, với đầu vào đến từ các phụ, phế phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, mùn cưa, gỗ dăm… Sáng kiến này không chỉ thúc đẩy lộ trình chuyển đổi năng lượng mà còn gia tăng giá trị các phụ phẩm nông nghiệp, qua đó tạo thêm nguồn thu nhập cho người nông dân và góp phần thúc đẩy ngành năng lượng sinh khối tại Việt Nam.

Hiện tại, 100% điện năng sử dụng trong quá trình sản xuất tại HEINEKEN Việt Nam được thông qua bởi Chứng chỉ Thuộc tính Năng lượng (EACs) từ các dự án điện mặt trời tại Phú Yên và Bình Dương. Phía doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu dần loại bỏ và thay thế các chứng chỉ EAC bằng một số giải pháp triệt để, chẳng hạn như thỏa thuận mua điện trực tiếp (DPPA) và lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà trong những năm tiếp theo.

HEINEKEN Việt Nam giảm điện năng tiêu thụ như thế nào?

Trong lộ trình hướng đến phát thải ròng bằng “0” của HEINEKEN Việt Nam, nỗ lực giảm lượng điện tiêu thụ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng điện của các thiết bị, đầu tư máy móc hiện đại và tiết kiệm năng lượng hơn, đồng thời áp dụng rộng rãi các sáng kiến tiết kiệm năng lượng và tối ưu quy trình sản xuất.

Theo anh, thách thức lớn nhất trong hành trình hướng tới phát thải ròng bằng “0” là gì?

Tại HEINEKEN Việt Nam, doanh nghiệp đặt ra những tham vọng lớn, ví dụ cụ thể hơn là đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2025. Chúng ta chỉ có một hành tinh thôi, và HEINEKEN Việt Nam luôn không ngừng nỗ lực chung tay hành động. Tất nhiên, tham vọng không có nghĩa là mơ mộng. Mọi mục tiêu đề ra đã được HEINEKEN Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên xu hướng chuyển đổi năng lượng cũng như công nghệ, quy trình sản xuất sẵn có. Tất cả đều có cơ sở.

Về phần điện năng, HEINEKEN Việt Nam có rất nhiều kế hoạch, trong đó bao gồm sử dụng điện mặt trời áp mái tại 6/6 nhà máy. Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng nguồn điện từ các tấm pin mặt trời lắp trên mái của toàn bộ nhà máy, HEINEKEN Việt Nam vẫn chưa đủ năng lượng cần thiết để sử dụng trong sản xuất. Chính vì vậy, cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) là rất quan trọng để phía công ty hiện thực hóa tham vọng đạt phát thải ròng bằng không của mình. Cơ chế này vốn đang được áp dụng rất nhiều tại châu Âu, tuy nhiên, chưa được ban hành tại Việt Nam. Hy vọng, với sự chung tay của chính phủ Việt Nam cũng như các bên liên quan, cơ chế này sẽ sớm được triển khai.

2. Kinh tế tuần hoàn

Tại HEINEKEN Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn được ứng dụng như thế nào?

HEINEKEN Việt Nam đã và đang chuyển mình từ mô hình kinh tế tuyến tính dựa trên cách tiếp cận “khai thác-sản xuất-vứt bỏ”, sang mô hình kinh tế tuần hoàn “tái sử dụng-chia sẻ-sửa chữa”, nhằm tối đa hóa tính tuần hoàn cho các sản phẩm của chúng tôi.

Kinh tế tuần hoàn được doanh nghiệp áp dụng trên toàn chuỗi giá trị, từ phân phối, sản xuất đến văn phòng, thông qua việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn RESOLVE (REgenerate – Tái tạo; Share – Chia sẻ; Optimize – Tối ưu hóa; Loop – Tái sử dụng/ Tái chế; Virtualize – Số hóa và Exchange – Chuyển đổi). Tự hào nhất, từ năm 2021 đến nay, 6/6 nhà máy của HEINEKEN Việt Nam đều đạt không rác thải chôn lấp.

Dự án kinh tế tuần hoàn nào tại HEINEKEN Việt Nam để lại cho anh nhiều ấn tượng nhất?

Dự án thú vị và truyền cảm hứng nhất có lẽ là “Heineken Greener”. Heineken® đặt tham vọng trở nên “xanh hơn mỗi ngày”. Đầu tiên là trong mỗi sản phẩm: từ nguyên liệu đầu vào được trồng theo nguyên tắc nông nghiệp bền vững, đến việc tối ưu hoá tuần hoàn bao bì. Một chai bia có thể tái sử dụng hơn 20 lần, két bia có thể tái sử dụng đến hơn 10 năm và sau đó sẽ được tái chế để tạo ra các sản phẩm khác. Nhãn trên chai bia cũng có thể được tái chế.

Hơn thế nữa, tại các sự kiện của mình, nhãn hàng đã giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam sáng kiến Greener Bar – ý tưởng quầy bar thân thiện với môi trường. Quầy bar được tạo nên từ việc tận dụng các vật liệu sẵn có trong sản xuất như két bia, chai bia, nhãn chai tái chế… Sau sự kiện, các thành phần của quầy bar này đều được tái sử dụng hoặc tái chế thành vật liệu khác. Cây xanh tại quầy bar cũng được tiếp tục mang về trồng tại các nhà máy bia của HEINEKEN Việt Nam.

Ý tưởng nhận được những phản hồi rất tích cực, đặc biệt ở nhóm người tiêu dùng trẻ. HEINEKEN Việt Nam hy vọng có thể truyền cảm hứng tới người tiêu dùng để thực hành lối sống bền vững ngay từ những điều nhỏ nhất.

3. Bảo tồn nguồn nước

Hiệu suất sử dụng nước tại HEINEKEN Việt Nam hiện đạt 2,42hl/hl. Doanh nghiệp đã làm gì để có thể tăng hiệu suất sử dụng nước trong sản xuất?

Giống như câu chuyện điện năng, HEINEKEN Việt Nam cố gắng tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm mục tiêu tối ưu hoá hiệu suất sử dụng nước nhất có thể. Phía doanh nghiệp cũng không ngừng đầu tư và nâng cấp máy móc thiết bị; đồng thời khuyến khích nhân viên đưa ra và áp dụng các sáng kiến giúp cải thiện hoạt động tiêu thụ năng lượng.

HEINEKEN Việt Nam đang bảo tồn nguồn nước thông qua những phương pháp nào?

100% nước thải sau quá trình nấu bia đều được nhà máy xử lý để đảm bảo đạt và thậm chí vượt tiêu chuẩn được quy định trước khi được hoàn trả an toàn về tự nhiên. Đặc biệt, 15% nước thải sau khi xử lý ở nhà máy Vũng Tàu được tái sử dụng cho các khâu không trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm

Cuối năm ngoái, HEINEKEN Việt Nam khởi động chương trình hợp tác bảo tồn tài nguyên nước tại các lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và sông Tiền cùng WWF-Việt Nam và các đối tác. Với mức đầu tư 30 tỷ đồng, chương trình được triển khai trong vòng 4 năm, hướng đến mục tiêu bảo tồn 3 tỷ lít nước mỗi năm. Đây là cột mốc quan trọng trên hành trình hiện thực hóa tham vọng bù hoàn nước 100% của HEINEKEN Việt Nam vào năm 2025.

Cảm nhận của anh khi được là một phần của những hành động thiết thực trong chiến lược “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”? Dự án nào anh đặc biệt tâm đắc trong suốt quá trình làm việc tại HEINEKEN Việt Nam đến nay?

Được là một phần của những dự án, chiến dịch mang đến giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội, bản thân anh tìm được rất nhiều vui cùng nguồn cảm hứng để nỗ lực hơn trong công việc.

Tại HEINEKEN Việt Nam, mọi người làm việc theo tinh thần “A little bit better everyday”, tạm dịch là “Tốt hơn mỗi ngày”. Ai cũng cố gắng nỗ lực để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Không ai chấp nhận dừng lại cả.

Ngoài ra, tinh thần chung tay hành động giữa các phòng ban, bộ phận vì một mục tiêu chung cũng là điều rất đáng quý. Tất cả đều nỗ lực đóng góp cho cộng đồng và xã hội thông qua chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Dự án mà anh tâm đắc nhất có lẽ là dự án về “Xây dựng văn hoá Uống có trách nhiệm”. Là một trong những công ty bia lớn, HEINEKEN Việt Nam đặt văn hóa ‘Uống có trách nhiệm’ làm một trong ba trụ cột chính của chiến lược phát triển bền vững ‘Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn’. Doanh nghiệp đã có 12 năm chung tay cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (NTSC) đưa ra rất nhiều các sáng kiến giúp xây dựng thói quen “Đã uống rượu bia, không lái xe” trong cộng đồng, cùng nhiều chiến dịch truyền thông giúp thúc đẩy văn hóa thưởng thức có trách nhiệm.

Câu chuyện này, được thực hiện bởi một công ty sản xuất bia, nghe có vẻ mâu thuẫn, song với HEINEKEN Việt Nam, doanh nghiệp luôn mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng-khoảnh khắc tuyệt vời trọn vẹn và chúng ta chỉ có thể có được điều đó khi thưởng thức có trách nhiệm. Ngoài ra, hàng năm, nhãn hiệu Heineken cũng cam kết đầu tư 10% ngân sách truyền thông của nhãn hiệu cho chương trình “Thưởng thức Heineken có trách nhiệm”.

4. Bền vững để phát triển

Được biết HEINEKEN Việt Nam cho phép nhân viên làm việc từ xa để giảm phát thải từ việc di chuyển. Điều này liệu có ảnh hưởng đến chất lượng công việc?

Việc giảm phát thải từ việc đi lại chỉ là một trong những lợi ích mà mô hình làm việc linh hoạt mang lại.

Thật ra, đây là một sáng kiến mang lại rất nhiều lợi ích khác, đặt biệt về con người và xã hội. Được chủ động làm việc ở khắp mọi nơi, nhân viên sẽ có thêm sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, giữa sức khoẻ tinh thần và thể chất, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

Về khía cạnh công việc nói riêng, việc được làm việc ở khắp mọi nơi còn giúp kích thích sự sáng tạo và cảm hứng. Họ được trao quyền và có trách nhiệm hơn trong công việc, từ đó góp phần gia tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân, đóng góp cho kết quả chung của cả công ty. Chính sách làm việc từ xa cũng là một cách để HEINEKEN Việt Nam thu hút nhân tài.

Như vậy, có thể nói đây là mô hình mạng lại lợi ích về cả ba khía cạnh: Môi trường – xã hội – kinh tế.

Động lực nào thúc đẩy HEINEKEN Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững trước bối cảnh đầy thách thức hiện tại?

Phát triển bền vững không chỉ đơn thuần là một yếu tố “nice to have” khi thực hiện. Nó trở thành yếu tố ‘must-have’ (cần phải có) ở mỗi doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay bởi chỉ khi thực hành phát triển bền vững, doanh nghiệp mới có nền tảng để chống chịu và thích ứng với các thách thức.

Với HEINEKEN Việt Nam, chiến lược kinh doanh của HEINEKEN Việt Nam được phát triển theo mô hình “Kim cương xanh”. Mô hình tạo giá trị này đặt phát triển bền vững và có trách nhiệm ngang tầm quan trọng với tăng trưởng, lợi nhuận và nguồn vốn.

Chúng tôi hướng đến việc cân bằng hợp lý giữa những kết quả ngắn hạn với sự phát triển bền vững dài hạn, giữa tăng trưởng doanh thu với việc tạo giá trị cho các bên liên quan, chung tay vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.

HEINEKEN Việt Nam, bằng cách nào, cân bằng giữa bài toán kinh tế và các mục tiêu tham vọng? Có sự hy sinh tăng trưởng nào ở đây không, thưa anh?

Như anh đã chia sẻ ở trên, không cần hy sinh tăng trưởng để đổi lấy sự bền vững. Chúng ta chỉ nên nói về câu chuyện ‘cân bằng’ và ‘ưu tiên để luôn đảm bảo hài hòa cả 3 yếu tố kinh tế-xã hội-môi trường. ‘Phát triển’ và ‘bền vững’ luôn phải song hành cùng nhau, bổ trợ lẫn nhau.

Thành tựu nào HEINEKEN Việt Nam cảm thấy đáng tự hào nhất, cho đến thời điểm hiện tại?

Trên hành trình phát triển bền vững, HEINEKEN Việt Nam đạt được khá nhiều thành tựu. Chẳng hạn, trong năm 2022, doanh nghiệp đã tạo ra được 246.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, đóng góp tương đương 1,04% GDP quốc gia. Tự hào nhất, HEINEKEN Việt Nam đã 7 năm liên tiếp được vinh danh top 3 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất. Đây là sự ghi nhận cho nỗ lực không ngừng của HEINEKEN Việt Nam, và hy vọng sẽ góp phần lan tỏa nguồn cảm hứng đến cộng đồng doanh nghiệp để cùng chung tay hành động cho tương lai bền vững.

Cảm ơn những chia sẻ của anh!

Giải thưởng thành động vì cộng đồng – Human Act Prize” do báo Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, với sự tham gia đồng hành của, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng sự phối hợp tổ chức của Công ty Cổ phần VCCorp nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có những đóng góp tích cực cho xã hội thông qua những sáng kiến, dự án cộng đồng uy tín, mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững.

Các dự án tham gia giải thưởng sẽ được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí đại diện cho các giá trị và Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng – Human Act Prize đang thúc đẩy, bao gồm tính cam kết, tính bền vững, tính sáng tạo, tính tác động, tính lan tỏa.Rất mong giải thưởng có thể nhận thêm nhiều sự quan tâm cũng như đóng góp của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize