Nội dung

Câu chuyện thương hiệu hay thương hiệu có chuyện?

Thương hiệu luôn cần có một câu chuyện. Thông qua câu chuyện đó, thương hiệu sẽ truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng và các bên liên quan. Tuy nhiên, câu chuyện của thương hiệu chỉ nên thực hiện khi cấu tạo bên trong một thương hiệu được làm rõ. Đó là một tính cách được định hình, là một ý tưởng trong cách thương hiệu cải thiện cuộc sống của người dùng, là một thông điệp có giá trị hay những câu chuyện của khách hàng gắn bó với thương hiệu từ những ngày đầu thành lập. Xây dựng thương hiệu hoàn toàn khác với hoạt động tiếp thị hay quảng cáo thương hiệu đến khách hàng và các bên liên quan. Thương hiệu khi tiếp cận được đối tượng mục tiêu cần phải để lại cảm nhận cho người tiếp nhận một cách rõ ràng về phong cách, tính cách đặc trưng của thương hiệu hay nói rõ hơn thương hiệu có tính tiếp xúc về mặt cảm xúc trong tâm trí người dùng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đủ thúc đẩy đối tượng tiếp xúc chuyển hoá hành vi trong vô thức.

Digifos câu chuyện thương hiệu hay thương hiệu có chuyện

I. Câu chuyện thương hiệu là gì?

Câu chuyện thương hiệu về cơ bản là câu chuyện về doanh nghiệp của bạn được khách hàng và khách hàng tiềm năng cảm nhận. Đó là câu chuyện dựa trên cảm xúc về cách sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xuất hiện trong tâm trí khách hàng và cải thiện cuộc sống của họ thông qua dịch vụ và sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

II. Cách thương hiệu cải thiện cuộc sống của khách hàng

Vậy như thế nào là “ cách thương hiệu cải thiện cuộc sống của khách hàng “?

Có những điểm mù trong việc tạo dựng câu chuyện thương hiệu mà doanh nghiệp cần phải hiểu đó là: sự khác nhau giữa sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người sử dụng và sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiềm thức của người sử dụng. Sự khác nhau giữa câu chuyện có nhiều thông điệp dẫn về 1 thông điệp, và nhiều chuyện với nhiều thông điệp nhưng không có thông điệp chính nào.

Khi xây dựng thương hiệu thông qua hoạt động truyền thông, chúng ta có thể nhận thấy các thương hiệu mô tả được sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu lý tính cơ bản của người dùng, nhưng việc mô tả cách thương hiệu đáp ứng được nhu cầu cảm tính thường gặp khó khăn. Đây là bởi vì, làm thương hiệu không phải làm quảng cáo, và càng không phải làm hoạt động tiếp thị như thực tế đang bị nhầm lẫn.

Doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao luôn nỗ lực theo đuổi giá trị vô hình và cách giúp cho khách hàng cảm nhận được cách thương hiệu cải thiện được cuộc sống của khách hàng bằng tính chân thật. Với người tiêu dùng, thương hiệu có thể bóng bẩy nhưng đó phải là sự thật, cả mang nghĩa tích cực hoặc tiêu cực.

Giá trị thương hiệu = Giá trị hữu hình + Giá trị vô hình

Giá trị (thương hiệu) = GIÁ x TRỊ

Theo đó, tính quyết định của giá trị thương hiệu cao hay có hơn lệ thuộc vào chiến lược tạo dựng chuỗi giá trị cho mục tiêu thương hiệu trong ngắn hạn lẫn dài hạn, mà ở khía cạnh của hoạt động truyền thông marketing doanh nghiệp cần làm rõ câu chuyện thương hiệu là gì, và thương hiệu có nhiều câu chuyện để làm gì?Thương hiệu nổi danh nhưng không giúp khách hàng cải thiện được cuộc sống của họ trong tiềm thức, thì giá trị thương hiệu khi đó vẫn có, nhưng thương hiệu chưa đủ sức để trở thành ước mơ, niềm tin, khát khao và là niềm hy vọng của họ thì thương hiệu vẫn chưa thể đứng chung với các thương hiệu mang tính biểu tượng.

Như vậy, để bắt đầu tạo một câu chuyện thương hiệu, chúng ta cần phải hỏi rất nhiều câu hỏi và vô số câu trả lời ; đây không chỉ là một sản phẩm truyền thông mà là sản phẩm truyền thông chứa “tính cải thiện mà thương hiệu có thể làm cho khách hàng, nó là một mơ ước”.