DIGIFOS BRANDING

Giải pháp xây dựng thương hiệu toàn diện

Digifos cung cấp giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc xây dựng thương hiệu mạnh.

  • Giải pháp thương hiệu
  • Thiết kế thương hiệu
  • Thiết kế ấn phẩm Marketing

Giải pháp thương hiệu

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chiến lược thương hiệu tổng thể, phù hợp với mô hình kinh doanh.

  • Tăng lợi thế cạnh tranh
  • Duy trì bản sắc thương hiệu
  • Thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

Xây dựng định vị mới trong tâm trí khách hàng.

Digifos cung cấp giải pháp tái định vị thương hiệu phù hợp với nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp.

Dựa trên nghiên cứu, chúng tôi phát triển chiến lược tái định vị, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để triển khai các hạng mục, có thể bao gồm:

  • Thay đổi chiến lược thương hiệu
  • Thay đổi tên thương hiệu
  • Thay đổi nhận diện thương hiệu
  • Cải tiến thông điệp truyền thông
  • Cập nhật các tài liệu tiếp thị cũng như thực hiện mọi hoạt động, mọi thay đổi cần thiết đáp ứng hoạt động tái định vị.

Giải pháp đảm bảo hoạt động xây dựng thương hiệu nhất quán, linh hoạt. An tâm phát triển lâu dài.

Xây dựng quy chế thương hiệu giúp doanh nghiệp định hướng chính xác nhu cầu mở rộng thương hiệu mới, sát nhập hay thực hiện quy trình M&A. Dù là một tập đoàn lớn đa ngành nghề hay một doanh nghiệp sở hữu đa nhãn hiệu, việc quy hoạch một kiến trúc thương hiệu phù hợp và một quy chế thương hiệu đều đóng vai trò hết sức quan trọng.

 

Thiết kế thương hiệu

Nâng tầm thương hiệu với logo chuyên nghiệp.

Ghi điểm với tên & slogan hay, chứa đựng thông điệp thương hiệu.

Linh vật nhân cách hóa thương hiệu. Thu hút và gắn kết khách hàng.

Xây dựng bản sắc thương hiệu mới, tái thiết kế các điểm chạm thương hiệu.

Thiết kế ấn phẩm Marketing

Nâng tầm thương hiệu trong mắt đối tác, khách hàng, và nhà đầu tư.

Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty chuyên nghiệp.

Tờ gấp giới thiệu, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ. Giải pháp chuyên nghiệp hóa hoạt động bán hàng.

Thiết kế ấn tượng, tính ứng dụng cao, chinh phục khách hàng, gia tăng giá trị sản phẩm, kích cầu doanh thu.

Quy trình Xây dựng thương hiệu của Digifos

Digifos sử dụng đa dạng các công cụ nhằm hiện thực hóa mục tiêu thương hiệu. 

Nghiên cứu nội tại

  • Tài liệu Marketing
  • Dữ liệu nội bộ
  • Phỏng vấn lãnh đạo

Nghiên cứu thị trường

  • Khám phá các nhu cầu tiềm ẩn
  • Thử nghiệm các kịch bản ra mắt
  • Đánh giá thị trường
  • Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Xây dựng chiến lược

  • Chiến lược thương hiệu
  • Kiến trúc thương hiệu
  • Định vị thương hiệu
  • Nhận diện thương hiệu

Nhận diện doanh nghiệp

Nhận diện côt lõi:

Brandname, subbrandname, logo, slagan, brandname guidelines.

Tài liệu Marketing: brochure, flyer, poster…

Nhận diện sản phẩm: bao bì đóng gói, tài liêu, e-catalogue, TVC…

Chiến dịch Marketing

  • Direct Marketing: e-mail, SMS, newsletter
  • Event: tradeshow, event, exhibition

Nhận diện số: website, social channel, blog…

  • Giới thiệu nhận diện thương hiệu mới
  • Kê hoạch truyền thông
  • Đào tạo nội bộ
  • Chăm sóc duy trì thương hiệu
  • Đo lương & Khảo sát

Câu hỏi thường gặp

Logo tốt phải đơn giản và dễ nhận biết, phù hợp và dễ nhớ, có thể thay đổi kích thước và trường tồn với thời gian, linh hoạt về định dạng trực tuyến và in ấn. Logo swoosh của Nike và logo vòm của McDonalds là những logo đơn giản nhưng độc đáo và đã đứng vững trước thử thách của thời gian. Bắt đầu với ý tưởng, sau đó chọn màu sắc và phông chữ của bạn. 

Logo nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách:

  • Thu hút sự chú ý của mọi người
  • Tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ
  • Làm bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh
  • Thể hiện bạn là người chuyên nghiệp
  • Thể hiện bản sắc của bạn
  • Xây dựng lòng trung thành và niềm tin
  • Làm bạn đáng nhớ hơn

Logo phù hợp hỗ trợ giao tiếp trực quan nhưng không để đồ họa bắt mắt che lấp thông điệp của bạn.

Hãy chắc chắn rằng logo của bạn gửi đi đúng thông điệp trước khi quyết định màu sắc. Nếu bạn bắt đầu bằng màu đen và trắng, bạn sẽ có thể tập trung vào ý tưởng trước. Sau đó, bạn có thể chọn một bảng màu để khiến mình nổi bật so với đối thủ cạnh tranh và tạo sự nhất quán về thương hiệu cho chính bạn hoặc doanh nghiệp của bạn.

Giúp doanh nghiệp định hình rõ ràng con đường xây dựng thương hiệu, chiến lược dẫn lối thành công:

  • Target Market
  • Target Audience
  • Brand Core
  • Brand Difference
  • Brand Benefits
  • Brand Positioning
  • Brand Archetypes
  • Brand Personality
  • Brand Voice
  • Brand Architect

Chiến lược thương hiệu là việc xây dựng kế hoạch để quản trị những khái niệm và suy nghĩ của khách hàng nhằm tạo nên một hình ảnh mang ý nghĩa tích cực cho thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu là xương sống dẫn dắt mọi hoạt động xây dựng thương hiệu đi đúng hướng, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu nhanh hơn.

Xây dựng Chiến lược thương hiệu tạo ra tính nhất quán ở mọi cấp độ trong tổ chức. Từ việc thể hiện tính cách thương hiệu ở biểu tượng, câu slogan, màu sắc, nhận diện trên mạng xã hội, nhận diện tại điểm bán, các ấn phầm truyền thông…

Có bản chiến lược thương hiệu, mọi thành viên biết điều chỉnh hành vi phù hợp, phối hợp chặt chẽ, tự nhiên với nhau trong các hoạt động.

Dịch vụ tư vấn chiến lược thương hiệu có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Nghiên cứu & Kế hoạch.
  • Giai đoạn 2: Xây dựng & Chuẩn hóa.
  • Giai đoạn 3: Đào tạo & Thực thi.

Trong đó, giai đoạn 1 và 2 được đo lường bằng các đánh giá định tính thông qua các tiêu chí, mục tiêu thỏa thuận ban đầu.

Cũng có thể triển khai các hoạt động phỏng vấn tập trung, khảo sát nhỏ để đánh giá các hạng mục công việc.

Sau giai đoạn thực thi, doanh nghiệp có thể triển khai nghiên cứu, đo lường sâu hơn để xem xét một số chỉ số:

  • Mức độ nhận biết: Bạn có thể đo lường mức độ nhận biết và gợi nhắc thương hiệu của đối tượng mục tiêu thông qua các cuộc khảo sát và nhóm tập trung.
  • Mức độ trung thành của khách hàng: Đo lường tỷ lệ quay lại và giữ chân khách hàng thông qua phản hồi và khảo sát của khách hàng.
  • Hiệu suất bán hàng: Theo dõi mức tăng trưởng doanh số bán hàng của thương hiệu và so sánh nó với các giai đoạn trước và điểm chuẩn của thị trường.
  • Thị phần: Theo dõi thị phần của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh để đánh giá khả năng cạnh tranh của nó.
  • Số liệu truyền thông xã hội: Theo dõi mức độ tương tác và tăng trưởng trên các nền tảng truyền thông xã hội, chẳng hạn như lượt thích, bình luận và lượt chia sẻ.
  • Lưu lượng truy cập trang web: Theo dõi lưu lượng truy cập vào trang web của thương hiệu và đo lường mức độ tương tác thông qua các số liệu như thời gian dành cho trang web, các trang đã truy cập và tỷ lệ thoát.
  • Mức độ hài lòng của nhân viên: Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với thương hiệu và các sáng kiến ​​của thương hiệu thông qua khảo sát nhân viên.

Các số liệu này có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về hiệu quả của chiến lược thương hiệu và giúp bạn xác định các điểm cần cải thiện.