1. Short video/ music
Short video/music hiện nay đang là xu hướng nội dung tiềm năng khổng lồ với thương hiệu.
Short Video là những video có thời lượng ngắn dưới 10 phút, đa dạng thể loại và đặc trưng nổi bật là thể hiện nội dung gói gọn, xúc tích chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Theo khảo sát, người dùng và đặc biệt là các đối tượng Gen Z thường dành từ 3 tiếng mỗi ngày thậm chí còn cao gấp 2-3 lần trên ứng dụng TikTok. Chính vì vậy, sử dụng short video, animation music truyền tải thông khí lễ hội là sự lựa chọn tối ưu trong thời đại 4.0 hiện nay.
Tiềm năng short video mang lại:
- Khả năng thu hút sự chú ý của người dùng: Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng trước đây thời gian chú ý của con người là 12 giây còn bây giờ đã giảm xuống còn 8,25 giây. Đời sống càng bận rộn người xem càng có xu hướng chọn những dạng nội dung ngắn, sinh động để tiếp cận. Điều này cho thấy để giữ chân người dùng, thương hiệu buộc phải thiết kế video có thời lượng ngắn với nội dung xúc tích, ngắn gọn, âm nhạc bắt tai nhất có thể.
- Khả năng nhận diện thương hiệu: 72% mọi người thích video hơn văn bản khi tìm hiểu một sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Thông qua nội dung video khả năng nhận diện logo, màu sắc của thương hiệu sẽ tốt hơn rất nhiều thay vì phải cuộn qua cuộn lại đọc nội dung văn bản, độ tập trung đối với video ngắn cũng cao hơn, tránh gây nhàm chán. Ngoài ra dạng video giúp phần nội dung liền mạch, mềm mại và hấp dẫn hơn.
- Tăng khả năng Viral: Một video với thời lượng ngắn nhưng súc tích cùng những bản nhạc hot trend sẽ dễ dàng thu hút người dùng từ đó thúc đẩy tương tác, bình luận, chia sẻ giúp thương hiệu đọng lại trong tâm trí người dùng.
- Phát triển ở mọi nền tảng: Không chỉ trên TikTok mà tất cả các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram hay Youtube hình thức Short-form Video đã trở thành xu hướng tiềm năng thu về lượng tương tác đáng kể.
2. Chương trình tri ân khách hàng
Tri ân khách hàng được đánh giá là một nghệ thuật doanh nghiệp thể hiện lòng biết ơn với khách hàng, làm cho họ cảm thấy bản thân được trân trọng, tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài.
Thông thường, các chương trình tri ân khách hàng sẽ được doanh nghiệp tổ chức vào các dịp lễ, hoặc cuối năm bằng các hoạt động tặng quà, khuyến mãi, giảm giá… Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, và thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng tiềm năng.
Các ý tưởng độc đáo để tri ân khách hàng
- Tin nhắn chúc mừng, kèm ưu đãi bất ngờ vào sinh nhật, ngày lễ
- Tặng một món quà chu đáo
- Tổ chức tuần lễ tri ân khách hàng
- Gửi thư viết tay cảm ơn khách hàng
- Gửi email cảm ơn
- Tạo thẻ thành viên và chương trình nâng cấp
- Tạo các chương trình khuyến mãi
- hỗ trợ người tiêu dùng trong thời gian khó khăn
- Giới thiệu khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội
- Tổ chức tiệc tri ân khách hàng cuối năm
- Tận dung khái niệm “miễn phí”
- Tổ chức mini game, trò chơi để tặng quà
- Lắng nghe khách hàng
- Thay khách hàng tạo ra những giá trị cộng đồng
3. Liên kết truyền thông chéo
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng digital marketing nhưng chỉ dừng lại ở việc tập trung về các cách tiếp cận trên các kênh digital và tối đa hiệu quả mỗi kênh. Nhưng nếu khi bạn tạo ra một chiến lược gắn kết và thúc đẩy hỗ trợ, bổ trợ lẫn nhau giữa các kênh để đạt được cùng một mục tiêu, bạn sẽ tạo ra một cú hích mạnh hơn nữa và lan truyền rộng hơn vào cộng đồng.
4. Tận dụng thời khắc đặc biệt
Seasonal marketing, hay tiếp thị theo mùa, là một chiến lược quảng bá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng để tận dụng những thời kỳ đặc biệt trong năm như các ngày lễ, sự kiện quan trọng, hoặc thay đổi trong thời tiết.
Chiến lược này không chỉ giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng mà còn là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm và kỷ niệm tích cực trong tâm trí của khách hàng. Điều này đóng góp vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tăng cường vị thế của thương hiệu.
5. Quảng cáo đa kênh
Quảng cáo đa kênh giúp mở rộng phạm vi tiếp cận
Chiến dịch marketing tối ưu sẽ được nghiên cứu và chọn các kênh chạy quảng cáo hiệu quả. Song song đó, khách hàng có thể lựa chọn kênh yêu thích để tương tác với doanh nghiệp. Từ đó gia tăng cơ hội chuyển đổi của khách hàng.
Tối ưu trải nghiệm khách hàng
Hiện nay, khách hàng có thể sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để mua sắm. Nếu bạn sử dụng nhiều kênh để quảng bá sản phẩm sẽ tạo điều kiện để khách hàng ghi nhớ và ấn tượng với doanh nghiệp của bạn. Từ đó, họ có thể lựa chọn một kênh thuận tiện nhất để mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Thấu hiểu khách hàng
Quảng cáo đa kênh giúp doanh nghiệp thu thập được nhiều dữ liệu về hành vi mua hàng của khách hàng ở mỗi kênh khác nhau. Ví dụ như thời gian mua hàng, nội dung khiến họ thấy hứng thú, nền tảng nào được ưa chuộng,… từ đó có chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tăng độ trung thành khách hàng
Làm tăng mức độ trung thành
Thông qua việc tối ưu trải nghiệm nhờ thấu hiểu khách hàng những sản phẩm, dịch vụ sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Tạo ra chiến dịch marketing cá nhân hóa theo từng khách hàng như chương trình khuyến mãi theo ngày sinh, gợi ý sản phẩm đúng sở thích,.. giúp doanh nghiệp dễ dàng khiến khách hàng cũ quay lại, tạo lượng khách hàng trung thành.
6. Câu chuyện, thông điệp gắn liền với điểm chạm
Câu chuyện thương hiệu không đơn thuần là một đoạn quảng cáo, một tấm hình được thiết kế chỉn chu mà còn là cả một quá trình xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tạo niềm tin và nhận thức cho khách hàng. Một thương hiệu thu hút sẽ giúp khách hàng ấn tượng và trung thành với doanh nghiệp.
Sáng tạo nội dung gắn liền sự kiện, và kể với khách hàng qua các điểm chạm. Thông điệp truyền tải cần phải có sự gắn kết chặt chẽ, mang đến những ý nghĩa tích cực đồng thời phải chạm đúng đến mối quan tâm của công chúng mục tiêu.
7. Kết hợp mua sắm, giải trí
Sử dụng minigame, hidden box… kết hợp mua sắm trên mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Tăng tương tác và tham gia: Minigame và hidden box tạo ra một trải nghiệm tương tác hấp dẫn cho người dùng. Người chơi thường cảm thấy kích thích và thú vị khi tham gia vào các hoạt động như vậy, từ đó tăng cơ hội họ sẽ tương tác nhiều hơn với nội dung của bạn.
Tạo sự hứng thú và giữ chân người dùng: Những trò chơi nhỏ thường có tính chất giải đố hoặc thách thức, làm cho người chơi muốn tiếp tục tham gia để khám phá thêm và đạt được mục tiêu. Điều này có thể giúp giữ chân người dùng trong một khoảng thời gian dài hơn trên trang của bạn.
Quảng bá thương hiệu và sản phẩm: Nếu minigame hoặc hidden box được thiết kế với yếu tố thương hiệu, chúng có thể giúp tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm của bạn. Người chơi thường sẽ gặp các thông điệp quảng cáo trong quá trình chơi, tạo ra một cơ hội quảng bá hiệu quả.
Thu thập dữ liệu và tương tác đối thoại: Việc sử dụng minigame và hidden box có thể là một cách để thu thập dữ liệu về người dùng. Đồng thời, nó cũng mở ra cơ hội tương tác đối thoại, khi người dùng có thể chia sẻ trải nghiệm của họ trên mạng xã hội, tạo ra một cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu của bạn.
Thúc đẩy chia sẻ và lan truyền thông điệp: Những trò chơi nhỏ và hidden box thường đi kèm với tính chất chia sẻ. Người chơi có thể chia sẻ kết quả, ảnh chơi game, hoặc thông điệp được ẩn trong hidden box, từ đó tạo ra sự lan truyền tự nhiên trên mạng xã hội.
8. Bắt trend
Trend có nghĩa là trào lưu, xu hướng, là một vấn đề, một sự kiện, một hướng của các sự kiện, sự vật hay sự việc cụ thể nào đó trong đời sống được nhiều người chú ý, quan tâm.
Trend chỉ thu hút mọi người trong một khoảng thời gian nhất định và trend có thể bất ngờ xuất hiện đồng thời cũng nhanh chóng dễ dàng bị thay thế bởi một trend khác có sự quan tâm và thu hút hơn. Chính vì vậy, cần cập nhật nhanh chóng, tạo hứng thú cho người tiếp nhận.
9. Làm mới bao bì
Bao bì luôn là yếu tố quan trọng của thương hiệu. Khi nhắc đến thương hiệu, ngoài logo, slogan, thì bao bì là yếu tố dễ nhận diện và ghi nhớ nhất. Khoan nói đến chất lượng sản phẩm hay tên thương hiệu, bao bì là thành phần đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Chính vì vậy, màu sắc, hình ảnh, nội dung của bao bì chuẩn bị cho sự kiện cần được đầu tư nghiêm túc và chỉnh chu.
10. Quà tặng
Việc tặng quà cho khách hàng có nhiều lợi ích trong kinh doanh và quan hệ khách hàng. Dưới đây là một số lý do phổ biến:
Tạo ấn tượng tích cực: Quà tặng là một cách hiệu quả để tạo ra ấn tượng tích cực đối với khách hàng. Điều này giúp tăng cường hình ảnh của doanh nghiệp và làm cho khách hàng cảm thấy được đánh giá và quan trọng.
Khuyến khích mua sắm: Việc tặng quà có thể làm tăng động lực cho khách hàng mua sắm. Chương trình khuyến mãi và quà tặng có thể làm cho khách hàng cảm thấy có lợi ích hơn khi mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.
Xây dựng mối quan hệ: Quà tặng có thể làm tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Việc chăm sóc và quan tâm đến khách hàng thông qua việc tặng quà có thể tạo ra sự gắn kết và lòng trung thành.
Quảng cáo hiệu quả: Nếu quà tặng có thương hiệu, nó có thể làm tăng nhận thức về thương hiệu và quảng bá cho doanh nghiệp của bạn. Việc sử dụng quà tặng làm phương tiện quảng cáo có thể đem lại hiệu quả cao trong việc tiếp cận và giữ chân khách hàng.
Tạo ra sự độc đáo: Quà tặng có thể là cơ hội để doanh nghiệp bạn thể hiện sự sáng tạo và độ độc đáo của mình. Điều này có thể giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu và làm cho khách hàng nhớ mãi về doanh nghiệp của bạn.
Thúc đẩy tái mua: Việc tặng quà có thể làm tăng khả năng tái mua từ khách hàng hiện tại. Khuyến khích sự hài lòng và lòng trung thành có thể giúp duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh.
Tóm lại, việc tặng quà cho khách hàng không chỉ là một cách để thể hiện sự biết ơn, mà còn là một chiến lược kinh doanh hiệu quả để xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng.
Seasonal marketing có phù hợp với thương hiệu của bạn hay không?
Dành cho những sản phẩm B2C
Hầu hết tất cả các brand B2C đều có thể chạy các chiến dịch seasonal marketing. Bạn không nhất thiết phải có một sản phẩm được gói lại thành quà tặng, hoặc tạo những chương trình khuyến mãi để có thể hưởng lợi từ mùa lễ hội. Thật ra, một đặc điểm chung của các chiến dịch marketing mùa lễ hội thành công đó là cung cấp cho người dùng những nội dung quý giá, hữu ích, và độc đáo.
- Một video ngắn quay lại quá trình sản xuất, đóng gói và ship hàng cho giai đoạn này. Bạn có thể đính kèm những lời cảm ơn trên những chiếc thiệp nhỏ. Content này là dạng content behind the scene, được nói thêm ở bên dưới.
- Một infographics giúp khán giả của bạn chọn quà phù hợp cho từng thành viên trong gia đình (tất nhiên là liên quan đến mặt hàng của bạn rồi).
- Chia sẻ công thức món ăn được chế biến sử dụng chính mặt hàng của bạn.
Điều đặc biệt của các content như thế này đó là doanh thu của bạn sẽ không bị sụt giảm (vì các chương trình khuyến mãi) mà có thể còn tăng mạnh mẽ hơn. Đó là vì bạn cung cấp những thông tin thật sự hữu ích và thú vị cho khán giả, gợi sự hứng thú mua hàng của họ một cách tự nhiên nhất có thể.
Dành cho những sản phẩm B2B
Đúng vậy, thậm chí là những công ty chỉ có mặt hàng B2B cũng có thể chạy những chiến dịch seasonal marketing. Tuy doanh nghiệp của bạn có thể hưởng lợi từ một số ngày lễ, điều này không có nghĩa là bạn nên chạy chiến dịch seasonal marketing cho tất cả các ngày lễ. Bạn nên quan sát tệp khách hàng của mình, xem họ quan tâm đến những ngày lễ nào, và chỉ nên chú trọng vào những ngày lễ đó.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của Digifos chúng mình!