Digifos – Nói về chatbot chắc có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người làm marketing, đó là một công cụ được lập trình để hiểu và phản hồi những yêu cầu của người dùng, đó cũng là một phần không nên thiếu trong việc chăm sóc khách hàng hay thu thập data và chatbot cũng giúp giảm thiểu những tình trạng bỏ sót hay phản hồi chậm đến khách hàng.
Trong khi có rất nhiều lợi ích mang lại thì còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể ứng dụng được những tiềm năng của chatbot trong quá trình chăm sóc khách hàng giúp gia tăng doanh số. Tình trạng chung có thể là vì vấn đề thiếu nhân sự hoặc họ chưa nghĩ là sẽ ứng dụng công cụ này.
Bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào chatbot bán hàng với những kịch bản có sẵn để nêu ra những đặc điểm nổi bật cơ bản của chatbot giúp bạn có thể thiết lập một cách hiệu quả.
I. Phễu bán hàng - Điểm khởi đầu thận trọng
Để có thể thiết lập một chatbot hiệu quả, đầu tiên cần quan tâm đến phễu bán hàng và xây dựng quy trình lọc phễu để phân loại những khách hàng đã thu thập được.
Một phễu trong chatbot có thể chia thành 3 giai đoạn:
1. Lead: Giai đoạn thu thập thông tin khách hàng
Ở giai đoạn này cần những chương trình hấp dẫn để thu thập những thông tin của khách hàng, khuyến khích họ ấn vào đăng ký nhận thông báo thường xuyên
Một số gợi ý trong giai đoạn này có thể thực hiện những chương trình khuyến mại, quà tặng miễn phí, dùng thử, video khóa học trích đoạn,… để thu hút khách hàng mục tiêu đăng ký nhận thông tin
2. Prospects: Giai đoạn tư vấn và chốt đơn hàng
Sau khi đã lọc ra những khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu thì lead sẽ được đổ về cho đội sale chăm sóc, lúc này cần có những chiến thuật bán hàng để có thể chốt đơn nhanh chóng.
ds sẽ đem lại kết quả nhanh chóng, tuy nhiên, khi ngừng đổ tiền vào Ads, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận khách hàng của mình. Có câu “tế thủy trường lưu” và SEO chính là như vậy. Tác dụng của SEO là kết quả dài hạn, mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một thời gian dài ngay cả khi đã ngừng chiến dịch SEO một thời gian.
3. Customer: Chuyển đối thành khách hàng thật sự
Sau khi phát sinh đơn hàng đầu tiên và trở thành khách hàng hiện tại, lúc này cần xây dựng những chính sách sau quá trình mua hàng để có thể tối ưu được vòng đời và tăng giá trị khách hàng. Một câu nói chắc hẳn ai cũng từng nghe quá đó là việc chăm sóc khách hàng cũ lúc nào cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn là tìm kiếm một khách hàng mới. Vì vậy nên tận dụng điều này để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3 Giai đoạn của một phễu bán hàng giúp nhìn rõ được tổng quan về quá trình vận hành của một phễu từ đó rút ra được một hành trình chung của khách hàng cơ bản
II. Lưu ý khi dùng chatbot
Trong quá trình xây dựng chatbot cũng cần những lưu ý quan trọng giúp tránh mắc phải những sai lầm không cần thiết
1. Văn phong trong xây dựng kịch bản chatbot
Có thể trước đây có nhiều người phạm sai lầm cứ nghĩ rằng khi lập trình cho chatbot một kịch bản chứa đầy những thông tin mà họ nghĩ khách hàng cần thì như thế đã tối ưu rồi. Nhưng thử nghĩ xem, bạn có hài lòng không khi đang nói chuyện và giải quyết vấn đề với một chatbot đầy sự cứng nhắc. Sẽ thật gần gũi nếu bạn biến một chatbot có cảm xúc như một người thật bằng những câu văn gần gũi.
2. Phân loại khách hàng
Việc phân loại và cá nhân hóa khách hàng theo một hành trình phù hợp sẽ giúp bạn tận dụng được tối ưu những data đã thu thập được từ lead. Mình thường tạo ra nhiều phễu khác nhau và phân chia giai đoạn cho từng khách hàng trong 6 tháng hành trình của họ sau khi phát sinh những đơn hành đầu tiên với thương hiệu. Chứ đừng thấy khách hàng không phản hồi chiến dịch này mà vội bỏ nhé.
3. Không spam
Khách hàng cũng giống như một người dùng thông thường, họ không thích bị làm phiền nên đừng gửi những tin nhắn quá dày đặc mà hãy gửi một cách có chiến lược và mục đích.
Với sức mạnh và tiềm năng của chatbot, bạn có thể thử tìm hiểu và tận dụng để chăm sóc khách hàng nhằm thúc đẩy doanh số.