Branding là việc tạo ra và quản lý hình ảnh thương hiệu thông qua việc xây dựng các yếu tố nhận biết như logo, màu sắc, font chữ, và thiết kế. Nó bao gồm việc thiết kế logo, phát triển thông điệp, và xây dựng chiến lược để tạo ra một nhận thức tích cực về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Branding không chỉ tập trung vào các yếu tố nổi bật mà còn đảm bảo tính nhất quán giữa chúng.

1. Đừng so sánh Branding với Performance
- Branding không “đẩy ads ra đơn” ngay được như performance
- Branding không “ra nhiều số” được như performance
- Hãy coi các chỉ số ngắn hạn là added value, chứ không phải KPI chính
SUCCESS FORMULA: BRANDING RA SỐ KHI…
- Message giải được insight, nâng được định vị
- Kết hợp đúng tactic: branded message + CTA + promotion/ trial scheme
- Có công cụ đo lường: brand health track, funnel chuyển đổi, promotion redemption rate, branded search,…
2. Branding có thể ra số nếu bạn nhìn đúng số
Ngắn hạn: Branding hỗ trợ các chỉ số Marketing
- Tăng traffic vào website/app hay cửa hàng
- Tăng tương tác với sản phẩm qua UGC hoặc video ads
- Tăng lượt sử dụng thử sản phẩm/ dịch vụ
Dài hạn: Branding giúp tạo bàn đạp lợi thế cạnh tranh:
- Người dùng nhớ đến thương hiệu khi có nhu cầu (top-of-mind)
- Gia tăng lý do chọn thương hiệu – brand preference (giá trị cảm xúc, niềm tin chất lượng sản phẩm,… ) thay vì chỉ đơn thuần product benefits hay chọn dựa trên giá/ ưu đãi
- Giảm chi phí performance về lâu dài (lower CAC, higher retention)

3. Case study 1: ZaloPay - Ví điện tử quốc dân trong Zalo
Bối cảnh: Năm 2021, sản phẩm ZaloPay tích hợp trong Zalo đối mặt với nhận diện sản phẩm thấp và entry point khó tìm. Nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, ZaloPay tận dụng thế mạnh tích hợp app chat quốc dân Zalo bằng cách tung định vị “ví điện tử quốc dân” và thúc đẩy sử dụng các tính năng cốt lõi của ZaloPay trên nền tảng này.
Chiến lược: sử dụng video ngắn để truyền tải thông tin mạnh mẽ, kết hợp promotion để tăng tính chuyển đổi.
Thực thi:
- Phát triển series 10 video 15s (bonus cutdown 6s), mỗi video giải quyết một “pain point” trong việc chuyển tiền, nạp điện thoại, và hóa đơn bằng ZaloPay trong Zalo.
- Template rõ ràng: Tình huống (Issue) → Giải pháp ZaloPay (Solution) → Tagline định vị → Product Demo → Kêu gọi hành động (Promotion).
- Media Strategy: Chạy mass bằng video 15s để tạo Awareness, sau đó retarget bằng video 6s trên các kênh chính như Facebook, Youtube, Tiktok.
Kết quả: Tỷ lệ thuộc tính về sự phổ biến và bonding tăng đáng kể trong Brand Tracker. Đặc biệt, traffic vào các điểm sản phẩm (entry points) tăng 24%, organic install tăng 27%, chứng tỏ Branding đã thúc đẩy hành vi tìm kiếm và sử dụng.
4. Case study 2: Campaign Sài Gòn cần, ZaloPay có
Bối cảnh: Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương khác rơi vào tình cảnh “vế quan tỏa cảng”. Các cửa hàng offline đóng cửa khiến offline business của ZaloPay suy giảm mạnh nhưng cũng mở ra cơ hội mới khi nhu cầu thanh toán/ mua sắm online tăng vọt – là thời điểm thuận ợi để chuyển đổi user behavior từ đi thanh toán tiền điện, mua thẻ điện thoại tại cửa hàng sang thanh toán online hay mua hàng đưa tiền mặt sang chuyển khoản trả tiền hàng.
Đồng thời, ZaloPay cũng phát triển hàng loạt các tính năng để hỗ trợ người dùng trong đại dịch như OA tìm kiếm các địa điểm cứu trợ lương thực, tìm kiếm các điếm mua bán lương thực thực phẩm, hay kết nói các hoàn cảnh cần được hỗ trợ,… và mong muốn truyền thông loạt sản phẩm này đến các cá nhân cần hỗ trợ.
Chiến lược: Tận dụng sự bùng nổ của nền tảng Tiktok tại thời điểm đại dịch, ZaloPay hợp tác với loạt hot Tiktoker bằng cách inject các tính năng của ZaloPay trong video natively. ZaloPay cũng hợp tác với loạt community page về đời sống Sài Gòn và dân cư theo quận để promote cho các hoạt động CSR ở tại địa điểm tương ứng.
Thực thi:
Tạo nội dung sáng tạo, gần gũi với cuộc sống mùa dịch, thể hiện ZaloPay là giải pháp cho mọi nhu cầu thanh toán, chuyển tiền trong mùa dịch, thúc đẩy lối sống không tiền mặt.
Product demo được tối ưu thành 3 bước chính để user dễ dàng nắm bắt nhanh trên nền tảng nội dung ngắn.
Kết quả: Hơn 50 videos với 50M+ views Tiktok và hơn 100k tương tác trên community page đã giúp traffic vào các tính năng online tăng vọt từ 30% – 110% cho thấy sức mạnh chuyển đổi từ Branded Info được inject trong native content của influencers.
5. Case study 3: ZaloPay SEO Project
Bối cảnh: Trong hành trình xây dựng thương hiệu, team ZaloPay từng đối diện với một thách thức quan trọng: Lượng người dùng tìm kiếm thông tin về dịch vụ rất lớn – nhưng phần lớn đang “rơi vào tay” đối thủ.
Phase 1: Tăng độ phủ – phủ nhanh, đánh rộng
- Tập trung xây dựng hệ thống content phủ full funnel keyword – từ “nạp tiền điện thoại như thế nào”, “cách chuyển tiền online” cho đến “ZaloPay là gì”, “hướng dẫn thanh toán điện nước bằng ZaloPay”
- Ưu tiên nhóm keyword phù hợp với business priority (ví dụ: bill, chuyển tiền, data top-up,…)
- Lồng ghép khéo léo các thông tin về định vị thương hiệu, giúp mỗi bài SEO không chỉ để kéo traffic, mà còn giúp người dùng hiểu đúng về ZaloPay.
Phase 2: Kích hoạt chuyển đổi – từ đọc thành dùng
- Tích hợp các promotion, ưu đãi, mã giảm giá tương ứng vào từng bài viết
- Thiết kế các CTA đúng ngữ cảnh (“Tải app để chuyển tiền ngay”, “Dùng thử ZaloPay nhận ngay 10K”)
- Thiết lập hệ thống đo lường hành vi sau click để tối ưu chuyển đổi liên tục.
Kết quả sau 06 tháng:
- Organic traffic tăng 6 lần
- Website ZaloPay vươn lên trở thành top 5 nguồn awareness lớn nhất
- Đồng thời, SEO trở thành kênh nuôi dưỡng user tự nhiên, bền vững và tiết kiệm chi phí.
- SEO trở thành “cổ máy thương hiệu” vừa nuôi nhận diện, vừa kích hoạt hành vi.
Kết luận:
Thương hiệu tốt không chỉ khiến khách hàng thích mà còn khiến khách hàng dùng, giới thiệu và gắn bó.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, nơi người dùng có quá nhiều lựa chọn, branding chính là lợi thế cạnh tranh dài hạn, đồng thời cũng mang lại các kết quả ngắn hạn nếu làm đúng – đo đúng – kết hợp đúng.